Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, tạo khí thế mới, động lực mới, thắng lợi mới
Sáng 1/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 1 - tháng đầu tiên của năm 2024. Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và những trọng tâm chỉ đạo thời gian tới; góp ý vào dự thảo Nghị quyết phiên họp, nhất là về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, với tinh thần không để "đầu năm thong thả, cuối năm vất vả", ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm mới 2024, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội; tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, việc nào dứt việc đó.
Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương, xác định chủ đề điều hành của năm 2024 là "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững".
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01 với 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và 168 nhiệm vụ cụ thể thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Nghị quyết 02 về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Chính phủ tổ chức Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 5 dự án luật, đề nghị xây dựng luật; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện, trình, thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5. Chính phủ, Thủ tướng ban hành 7 văn bản quy phạm (6 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng). Chính phủ cũng xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, công trình hạ tầng giao thông, đường dây 500 kV mạch 3; chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn...; chỉ đạo trình, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch các tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và phê duyệt một số chiến lược, chương trình quan trọng.
Nhiều bộ, ngành, cơ quan tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; trong đó tập trung quán triển quan điểm chỉ đạo, điều hành, phương châm hành động và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thời gian tới.
PMI quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm
Các báo cáo, ý kiến cũng thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực với nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhập trên các lĩnh vực.
Trong đó, nổi bật là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,37% so với cùng kỳ (chủ yếu do tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế và bán lẻ điện theo kế hoạch).
Thị trường tiền tệ, tỉ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay duy trì xu hướng giảm; ngay từ đầu năm, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% để các tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện.
Thu ngân sách Nhà nước đạt 231.000 tỷ đồng, bằng 13,6% dự toán, giảm nhẹ 2,8% so với cùng kỳ. Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 42% (khu vực trong nước tăng 62,6%, cao hơn nhiều khu vực FDI - tăng 35,6%), nhập khẩu tăng 33,3%, xuất siêu 2,92 tỷ USD.
An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo tháng 1 đạt 500.000 tấn, kim ngạch 347 triệu USD, tăng lần lượt 39,4% và 86,1% so với cùng kỳ); cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.
Các ngành, lĩnh vực chủ yếu có nhiều tín hiệu tích cực. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng đầu năm, khi tăng lên mức 50,3 điểm so với 48,9 điểm của tháng 12. Mức tăng là đáng kể nhất kể từ tháng 9/2022.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 18,3% so với cùng kỳ (đây là mức tăng khá cao, thể hiện xu hướng tích cực, trong đó một phần là do năm nay nghỉ Tết rơi trọn vào tháng 2, trong khi năm 2023 nghỉ Tết vào tháng 1), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định; bảo đảm nhu cầu tăng vào dịp Tết. Thương mại, dịch vụ khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 8,1%. Đón trên 1,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 73,6% so với cùng kỳ.
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1 ước đạt 2,58% kế hoạch, cao hơn so cùng kỳ (1,81%). Vốn FDI đăng ký đạt 2,36 tỷ USD, tăng 40,2%. Vốn FDI thực hiện đạt 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ, tăng 24,8% về số doanh nghiệp, tăng 52,8% về số vốn đăng ký và tăng 50,8% về số lao động. Công tác quy hoạch tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay có 109/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt. Kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được chú trọng hơn. Tập trung triển khai công tác đảm bảo người dân được đón Tết Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm theo đúng Chỉ thị số 26 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ. Xuất cấp 3.700 tấn gạo để hỗ trợ dịp giáp hạt và học sinh vùng khó khăn, con số này không đáng kể so với các năm trước, cho thấy đời sống người dân được cải thiện và các địa phương cũng chủ động hơn trong chăm lo đời sống người dân.
Các hoạt động văn hóa, thể thao mừng Đảng, mừng Xuân được chuẩn bị kỹ, đảm bảo đúng thuần phong, mỹ tục, nét đẹp truyền thống. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng 1/2024 không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 92,4%.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, công trình hạ tầng giao thông, đường dây 500 kV mạch 3; chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn...; chỉ đạo trình, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch các tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và phê duyệt một số chiến lược, chương trình quan trọng.
Nhiều bộ, ngành, cơ quan tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; trong đó tập trung quán triển quan điểm chỉ đạo, điều hành, phương châm hành động và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thời gian tới.
PMI quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm
Các báo cáo, ý kiến cũng thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực với nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhập trên các lĩnh vực.
Trong đó, nổi bật là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,37% so với cùng kỳ (chủ yếu do tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế và bán lẻ điện theo kế hoạch).
Thị trường tiền tệ, tỉ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay duy trì xu hướng giảm; ngay từ đầu năm, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% để các tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện.
Thu ngân sách Nhà nước đạt 231.000 tỷ đồng, bằng 13,6% dự toán, giảm nhẹ 2,8% so với cùng kỳ. Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 42% (khu vực trong nước tăng 62,6%, cao hơn nhiều khu vực FDI - tăng 35,6%), nhập khẩu tăng 33,3%, xuất siêu 2,92 tỷ USD.
An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo tháng 1 đạt 500.000 tấn, kim ngạch 347 triệu USD, tăng lần lượt 39,4% và 86,1% so với cùng kỳ); cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.
Các ngành, lĩnh vực chủ yếu có nhiều tín hiệu tích cực. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng đầu năm, khi tăng lên mức 50,3 điểm so với 48,9 điểm của tháng 12. Mức tăng là đáng kể nhất kể từ tháng 9/2022.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 18,3% so với cùng kỳ (đây là mức tăng khá cao, thể hiện xu hướng tích cực, trong đó một phần là do năm nay nghỉ Tết rơi trọn vào tháng 2, trong khi năm 2023 nghỉ Tết vào tháng 1), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định; bảo đảm nhu cầu tăng vào dịp Tết. Thương mại, dịch vụ khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 8,1%. Đón trên 1,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 73,6% so với cùng kỳ.
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1 ước đạt 2,58% kế hoạch, cao hơn so cùng kỳ (1,81%). Vốn FDI đăng ký đạt 2,36 tỷ USD, tăng 40,2%. Vốn FDI thực hiện đạt 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ, tăng 24,8% về số doanh nghiệp, tăng 52,8% về số vốn đăng ký và tăng 50,8% về số lao động. Công tác quy hoạch tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay có 109/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt. Kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được chú trọng hơn. Tập trung triển khai công tác đảm bảo người dân được đón Tết Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm theo đúng Chỉ thị số 26 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ. Xuất cấp 3.700 tấn gạo để hỗ trợ dịp giáp hạt và học sinh vùng khó khăn, con số này không đáng kể so với các năm trước, cho thấy đời sống người dân được cải thiện và các địa phương cũng chủ động hơn trong chăm lo đời sống người dân.
Các hoạt động văn hóa, thể thao mừng Đảng, mừng Xuân được chuẩn bị kỹ, đảm bảo đúng thuần phong, mỹ tục, nét đẹp truyền thống. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng 1/2024 không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 92,4%.